Newspaper WordPress Theme
Sức khỏe - ĐẹpKhoẻ & Đẹp12 năm vô sinh do tắc vòi tử cung

12 năm vô sinh do tắc vòi tử cung

[ad_1]

Hà Nội10 năm uống thuốc nam chữa vô sinh không kết quả, chị Yến đi khám mới biết tắc vòi tử cung, chồng tinh trùng yếu, phải thụ tinh ống nghiệm để có con.

Vợ chồng chị Yến vừa đón con trai đầu lòng hơn một tháng. 10 năm trước, nhiều lần vợ chồng chị muốn đi khám để bác sĩ tư vấn hỗ trợ sinh sản nhưng gia đình gạt đi vì cho rằng “làm thụ tinh ống nghiệm thì con yếu ớt, không thông minh” hay “mang thai tự nhiên là tốt nhất”, “uống thuốc nam cho lành tính”. Vợ chồng đến nhiều tỉnh để khám và bốc thuốc nam nhưng không có kết quả.

Áp lực có con khiến chị suy nhược tinh thần, sút cân, kinh nguyệt thưa dần, có lần nửa năm mới có kinh. Khi đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, khám hiếm muộn năm 2020, chị đã 35 tuổi.

Bác sĩ Lê Quang Đô cho biết hai vòi tử cung của chị Yến bị tắc, chồng tinh trùng yếu. Vòi tử cung tắc khiến trứng không thể gặp tinh trùng để thụ tinh là nguyên nhân chính khiến vợ chồng chị không thể có thai tự nhiên.

Vô sinh do vòi tử cung và tinh trùng yếu có thể điều trị dễ dàng bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm sử dụng kỹ thuật bơm tinh trùng vào bào tương noãn (IVF/ICSI). “Tuy nhiên, vợ chồng đã lớn tuổi, chất lượng của nang trứng và tinh trùng bắt đầu suy giảm nên việc có con có thể khó khăn hơn”, bác sĩ Đô chia sẻ.





Bác sĩ Lê Quang Đô tư vấn hiếm muộn cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Lê Quang Đô tư vấn hiếm muộn cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Vợ chồng chị thụ tinh ống nghiệm tạo được 5 phôi khỏe mạnh và quyết định chuyển phôi ngay vì không muốn trì hoãn cơ hội có con. Tuy nhiên, ba lần chuyển phôi không thành công, lần còn lại thai lưu không rõ nguyên nhân ở tuần thứ 7. Sau hai năm điều trị không thu kết quả, ở tuổi 37, chị định bỏ cuộc để nhận con nuôi.

Trong thời gian này, chị Yến bị ứ dịch vòi tử cung hai bên diễn tiến nặng, đau bụng tăng dần, bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt hai vòi tử cung. Ca phẫu thuật khó khăn hơn dự tính do hai vòi tử cung giãn rộng, dính vào cùng đồ, quai ruột dính vào thân tử cung.

Sau mổ, được bác sĩ động viên, chị “đặt cược” vào phôi trữ đông cuối cùng. Hai tháng sau, chị chuyển phôi và đậu thai. Thai kỳ thuận lợi, em bé phát triển khỏe mạnh và chào đời cuối tháng 9/2023.

Bác sĩ Đô cho biết vô sinh do vòi tử cung bao gồm các tổn thương và sự tắc nghẽn vòi tử cung. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây vô sinh ở nữ giới, chiếm 25-30%. Tình trạng này khiến trứng và tinh trùng khó gặp nhau để thụ thai hoặc hợp tử đã thụ tinh không thể di chuyển vào buồng tử cung, có nguy cơ thai ngoài tử cung và vô sinh.

Vòi tử cung bị tắc nghẽn hay ứ dịch thường không gây ra biểu hiện đặc biệt khiến nhiều người không phát hiện bất thường. Bệnh chỉ được chẩn đoán qua một số đánh giá như siêu âm, chụp phim tử cung vòi tử cung hay nội soi buồng tử cung. Bác sĩ Đô khuyến cáo các cặp vợ chồng hiếm muộn, người có dự định mang thai cần khám sớm nhằm can thiệp kịp thời, tránh để lỡ “thời gian vàng” điều trị.

Khuê Lâm

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi


[ad_2]

Bài tin tức xem nhiều

- Advertisement -Newspaper WordPress Theme

Gới ý cho bạn

bạn có thể quan tâm

- Advertisement -Newspaper WordPress Theme